" THERE'S TO MUCH I CAN'T SAY ..."


Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2010

" MON AMIE LA ROSE "

... Tặng tất cả các bạn,nhất là trên đây đặc biệt bạn nào thích bông hồng trắng! (riêng tôi thì lại ...yêu bông hồng...zàng cơ !) nghe bản nhạc này đi,do chính Francoise Hardy viết và hát luôn,bản nhạc của cả một thời "thơ ấu " trai "teen" những năm cuối thập niên 60's,rồi 70's...( cùng với bản "oh mon amour" với tiếng hát Christope nũa -một thời trung học xanh tươi đẹp với...2,3 mối tình học trò ngu ngơ dễ thương nhớ tới giờ,vì...ngu gì đâu hahaha...bàn tay năm ngón em xinh như mơ ấy ,em đưa cho mà...nắm cũng ..."teo", hổng dám nắm,chời ơi...giờ tiếc hùi hụi...)

Thời đó,thế hệ trạc tuổi tôi lớn lên với âm nhạc của những giọng hát nhẹ nhàng lãng mạn của Pháp (trong đó có F. Hardy) rồi với tiểu thuyết trữ tình -yêu bất kể của F. Sargan,các sách triết học hiện sinh của J.P. Sart,rồi dần lớn lên theo với đà chiến tranh VN-Nam Bắc anh em tương tàn,người Mỹ đến đem theo văn hóa và dollar của họ, thế hệ đó đọc,nghe và hát thêm nhạc pop,rock'& roll của Hoa kỳ.Và sống theo làn sóng mới có sức hấp dẫn rất mạnh của "hippy" 68's...

Riêng ở VN,thế hệ đó cũng đón nhận sự xuất hiện của những tài năng văn học nghệ thuật âm nhạc khác-mà ngày nay đã trở thành những cây cổ thụ khó có đàn em thay thế khi họ mất dần đi về thiên thu-hẳn ai cũng biết cả rồi,phải không?.....

...Chỉ là cái hơi ngoái đầu nhìn lại xuyên suốt tổng quát thôi! chứ nếu để có một cái quay lui nhìn lại thật lâu về quá khứ tuổi trẻ Saigon ư ? thì phải có đủ tài năng và sự kiên nhẫn lao động miệt mài cho cả pho sách...3 cuốn,mỗi cuốn...899 trang viết kèm theo hình ảnh,mới có thể nói hết vào chi tiết...

Nghe bản nhạc này thử xem,cung điệu buồn rất nhẹ nhàng qua giọng hát francoise hardy- như nỗi buồn lãng mạn xưa cũ đâu đó, thỉnh thoảng bắt gặp lại qua hình ảnh đời sống quanh đây hôm nay...

Thật ra ,đời sống như một vòng tròn kỳ diệu lập lại nó mà thôi...

Bạn có bao giờ bất chợt ngơ ngác vì một ...mùi hương thơm ở đâu đó không biết bay thoảng qua ?bạn ngơ ngác vì rõ ràng bạn đã có ..."biết" hương thơm này,nhưng những xô bồ náo nhiệt bận rộn hôm nay khiến không thể trong một lúc bất chợt,cho bạn kịp nhớ về nó được! có thể hương thơm đó từ mái tóc dài của cô bạn gái nho nhỏ dễ thương như thiên thần ngày xưa,mùi hương tinh khiết chỉ có thể có nơi tóc... sau gáy cô ấy,nơi những sợi tóc tơ nằm sát cái cổ thon nhỏ trắng hồng xinh xắn khi cô ấy túm tóc cột gọn lên...

Ah`, ấy là mình...ví dụ vậy mà! chứ còn thì ,chúng ta ai chẳng có cho riêng mình một ngăn kéo đầy ắp thương yêu nhung nhớ dễ thương,phải không? tôi chỉ xin phép được ..."đại diện"- trong một thoáng bất chợt bị cái cảm xúc kỳ lạ tuyệt diệu ấy trở về tràn ngập- để nói ra thôi ...

Vậy chỉ hôm nay là có thật ! ...Và đối với tôi,cái ngày"hôm nay là có thật" đó,chính là .."ngày hôm ấy",,, trong cái "in the moment, i can feel that you feel that way too..." ấy ,thời gian như ngừng lại và các nhà văn,nhà thơ đã tốn nhiều giấy mục để nói về nó :"hạnh phúc",dù chỉ trong khoảnh khắc,nhưng nó sống mãi,và được nhớ hoài,cho dù sau này hậu quả của giây phút ấy sẽ là sao? tròn đầy hay mất mát,hạnh phúc hay đau khổ... "I dont care..."-tôi đã sống thật giây phút ấy,thế là đã đủ ( uhm,cho riêng tôi thôi ấy mà) Không ai có thể biết được đường đi của định mệnh...

Đúng vậy,phải không? hình như đã chưa có ai từng biết trước cái đường đi của Định mệnh !(ngoại lệ thì có các Tien tri...) và chúng ta không phải là tiên tri,tuy nhiên chúng ta có cái trực giác,cái "giác quan thứ sáu"( "sixth sense" ) mà mức độ nhạy cảm tùy từng người,vẫn cho chúng ta "biết" và "hiểu" chi đó đã,đang và sẽ xảy ra ( cho dù có hơi mơ hồ )...haayyaa...

Bản nhạc này ,mới được khám phá ra là có thêm một bản khác cũng do chính giọng francoise hardy hát,nhưng mà là...tiếng Anh.Tuyệt không?.........

Chúc các bạn vui trẻ khỏe hỉ ? i love you all...

 

 

 

http://www.youtube.com/watch?v=ud8zabncJxQ

http://www.youtube.com/watch?v=gbFQnDkDLM8

--> Đọc tiếp..

Thứ Năm, 7 tháng 10, 2010

" THỊ NỞ và CHÍ PHÈO "

Hẳn là ai ai trong chúng ta..., không nhiều thì ít cũng đã có đọc, hoặc nghe qua về 2 nhân vật này trong một truyện ngắn rất nổi tiếng của nhà văn Nam Cao : " Chí Phèo và Thị Nở "...

Dưới ngòi bút sâu sắc ,sức khái quát mô tả rất rộng__nhưng trên hết, tôi cho rằng đó là tính Nhân Bản trong nội tâm ngòi bút Nam Cao__...Dù rằng cái kết thúc đầy bi thảm đẫm máu dưới con dao ngiệt ngã "vô tư" của Chí Phèo khi xách dao đến nhà Bá Kiến để..." đòi lại cái quyền làm người lương thiện "...

Cái " ý thức" muốn làm " người lương thiện" ấy đã sôi sục lên từ khi Chí Phèo " yêu" Thị Nở một trận tơi bời hoa lá dưới bụi chuối mát zượi lồ lộ thịt da Thị Nở bắp đùi bụng mông ngực ngiếc...Và chính sau đó, Thị Nở cũng..."bỗng" dưng ...nghe ra cuộc đời thật là nóng hổi tình cảm mê mẩn wa' xá đả cái thứ cảm xúc mà từ Cha sanh Mẹ đẻ tới giờ Thị chưa từng được..."hưởng" !...Và không phải chỉ là phần rung cảm xác thịt, Thị Nở "thấy" ra xa hơn thế nữa trong trái tim và cái đầu ngơ ngẩn của Thị...

Ngòi bút sâu sắc của Nam Cao đã để cho 2 con người Chí Phèo và Thị Nở : hai mẫu người mà trong hiện thực đời sống luôn có...,như là biểu tượng của những gì xấu xí khiếm khuyết về dung nhan( thị Nở) và xấu xa thô lỗ về nhân cách( Chí phèo) gặp nhau trong hoàn cảnh cũng tréo ngoe ấy...( trong truyện như chúng ta đã biết ! )...Nhưng cái kết quả của cái đêm...phải gió ấy, lại rất có hậu : nó thay đổi toàn bộ thái độ nhân sinh quan của 2 người này: và đây chính là điểm thành công của Nam Cao khi mô tả cả hai đều bỡ ngỡ khám phá ra điều chi đó kỳ diệu : " Tình Yêu "...! Vâng, chính là Tình Yêu, đã sai khiến cái tình cảm nằm sâu trong tiềm thức người đàn bà Thị Nở mang tô Cháo Hành Giải Cảm đến cho chàng Chí Phèo...và chàng Chí đã khóc khi ăn tô cháo hành ngon nhất trong cuộc đời y...

 Và tôi chỉ muốn dừng lại cái ngẫm cái nghĩ của mình ở...đấy thôi ! Đấy chính là điểm son Nhân Bản khi Chí Phèo gặp gỡ Thị Nở thì cả hai "bỗng" như thấy cuộc đời nở hoa mà tôi muốn nhấn mạnh ( và...muốn hiểu) khi đọc truyện " Chí Phèo " !...

 Tôi không muốn đi sâu vào những tình tiết khác..., mà đã có không biết bao nhiêu là bài viết , bình và luận, bàn và thảo...rất sâu và sắc ( có cả mầu sắc chính trị, chính em trong ấy nữa..v.v..) của nhiều người đã từng viết về tác phẩm nổi tiếng này của nhà văn Nam Cao...

Và "cũng bởi có lẽ " vì phần kết cục của câu chuyện Chí Phèo không có cái kết thúc theo kiểu movie là " Happy Ending "...  ...

_____ ( ...Tiếp dưới đây là một bài viết tôi rất thích, vì tầm khái quát sâu sắc của tác giả HTA-- banned , trên " diễn đàn kiến thức.net ", xin phép cop về nhà...đọc chưi ! cũng như đã viết vài hàng cảm nghĩ khi nhận được món quà từ Saigon- VietNam là 2 tượng nhỏ " Chí Phèo-Thị Nở" và một cuốn sách về " Nghệ Thuật BonSai " của cô bạn là T.Mai- "catus78 " gởi tặng...Cám ơn em nhiều ,nhiều... Mấy tấm hình chụp Chí phèo và Thị Nở ngồi dưới cây bông Hồng sau vườn... ) _______

NHÂN VẬT THỊ NỞ TRONG TRUYỆN CHÍ PHÈO


Khi xây dựng nhân vật Thị Nở, nhà văn Nam Cao thẳng cánh hạ bút những dòng này: "Người ta không ai sợ kẻ khác phạm đến cái xấu, cái nghèo, cái ngẩn ngơ của mình, mà thị lại chỉ có ba cái ấy". Nghèo, xấu, ngẩn ngơ như ba mặt của một lô cốt hình tam giác chóp, nơi tác giả đã nhốt chặt nhân vật Thị Nở của mình vào trong đó. Nhưng có thật thị chỉ có ba điều ấy không? Nhà văn Nam Cao đã xử lý như thế nào trong quá trình triển khai "dự án thiết kế ban đầu" này?

Tôi cho rằng nhân vật Thị Nở ngay từ đầu là một biểu hiện nguyên khối của con người tự nhiên, thuộc về tự nhiên, chứ không hề sắm vai con người xã hội. Thị xấu ma chê quỷ hờn ư? Trong biết bao nhiêu thành phẩm của tạo hóa có phải thứ nào cũng đẹp cả đâu! Đã là giới tự nhiên thì vừa có cái hoàn toàn đẹp, có cái hoàn toàn xấu, lại có cái vừa đẹp vừa xấu. Thị Nở xấu xí như thể một bộ phận của tự nhiên xấu xí, là chuyện có thực. Hơn nữa, thị ăn ngủ, yếm áo, nghĩ ngợi... lúc nào cũng cứ "vô tâm" như không vậy, thì đó chẳng phải là đặc tính hồn nhiên bậc nhất của tự nhiên đó sao! Cho nên trước sau, toàn bộ con người Thị Nở hiện diện với tư cách là cả một khối tự nhiên thô mộc. Mà đã là tự nhiên thì dù thế nào đi nữa, tự nó có vị trí, quyền năng riêng của nó.
Nam Cao đã xây dựng chân dung Thị Nở dưới sự chỉ đạo của luồng ánh sáng tư tưởng này (cũng xin lưu ý điều đang nói ở đây hoàn toàn khác với thứ chủ nghĩa tự nhiên, cái mà Nam Cao đã từng bị mang tiếng).

Thì đây, sau lần "ăn nằm" với Chí, tức là sau cái hành động tạo hóa đầy màu nhiệm này, cả Thị Nở lẫn Chí đều được thay đổi. Thị Nở đã hoàn toàn chìm đắm trong cơn đam mê tột cùng của bản năng thiên tạo. Thị đã quên hết thảy mọi ràng buộc của đời sống thường nhật, quên bà cô, quên bặt cả những định kiến tầng tầng lớp lớp của cái xã hội làng Vũ Đại. Khi mà cả làng Vũ Đại quay lưng với Chí, thì chỉ duy nhất mình thị đến với Chí một cách hồn nhiên hết mực. Thế là cái thiên chức (sự chăm lo), thiên lương (tình thương, lòng tốt), những gì gọi là năng lực đàn bà trong thị bỗng động đậy, đòi được thể hiện. Nhưng khác với thị, trong khi hưởng thụ Chí lại là người không hẳn vô tư. Trong con người anh ta cũng bắt đầu xuất hiện ý thức sở hữu duy nhất, triệt để đối với thị, một ý thức về tình yêu của giống người: vừa dâng hiến vừa đòi hỏi. Chính vì thế mà Chí đã nghĩ xa xôi đến một tổ ấm, thứ hạnh phúc bình dị theo kiểu con người. Chí đã khóc khi ăn bát cháo hành, tức là đã khóc vì cái hạnh phúc lần đầu tiên được hưởng thụ theo cung cách của một tổ ấm. Vì không thể vô tư được nên khi phải chờ đợi Thị Nở, Chí Phèo đã sốt ruột, tức tối. Trong khi đó, cuối cùng thị đã đến để trút giận, rồi "ngoay ngoáy cái mông đít" ra về cũng theo một cách vô tâm nhất, không mảy may băn khoăn tiếc nuối, không tính toán xem lợi hại thế nào, bỏ lại Chí trong nỗi đau phụ bạc (theo cách nghĩ của Chí). Vậy là, cái khối tự nhiên vô tâm Thị Nở kia va đụng vào con người xã hội Chí Phèo vụ lợi này thành ra ắt phải đổ vỡ. Quan hệ Thị Nở - Chí Phèo đến đây đã trở thành hạt nổ quyết định bắn vào quả nổ lớn tiếp theo - tấn kịch ắt phải bùng nổ, đẫm máu, vỡ nát (như đã thấy ở phần cuối truyện). Đây là một quan hệ có tính cách khai sáng. Nhờ đó mà cái đầu mụ mị và đầy thù địch của Chí bỗng thay đổi hẳn. Chí Phèo bắt đầu thấy "thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người biết bao". Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Không còn nghi ngờ gì nữa, thị đã can dự sâu sắc vào cuộc đời Chí, đánh thức toàn bộ tâm hồn Chí, làm cho đời sống tâm hồn của hắn rung lên từng nếp xếp bấy nay nằm ngủ. Thị Nở đã mang quyền lực của thiên tạo - chiếc đũa thần yêu thương gõ vào cái hộp tối đen đầy bất trắc ấy, thổi vào đó những đốm lửa nhân văn ấm áp, và trên thực tế đã kéo được Chí ra khỏi cõi rồ dại ấy rồi. Đi theo tiếng gọi cảm động của tình yêu, Chí đã bước những bước chập chững, non nớt về với cõi người. Tội đồ bất đắc dĩ mang về nước chúa phục thiện. Ai ngờ, ngoắt một cái, Chí lại nốc rượu, lại xách dao đi... Thế là cả một công trình do thị tạo dựng bỗng chốc đổ vỡ tan tành. Tại thị cả, người chỉ biết cho, chứ không biết giữ mà, khổ thế!

Xét toàn bộ hành trạng của Chí có hai sự kiện mang tính bước ngoặt: lần một - đi ở tù, lần hai - tình yêu với Thị Nở. Sự kiện lần một không được miêu tả mà chỉ nhắc đến như một dữ kiện. Tác giả chỉ chú tâm khai thác triệt để sự kiện lần hai, và trên thực tế số trang dành cho nó chiếm hơn một phần ba truyện. Nói như thế để thấy rằng sự có mặt của Thị Nở trong cuộc đời Chí (tuy mới chỉ vẻn vẹn có năm ngày sau chót) thực sự có nghĩa lý và quan trọng đến ngần nào. Giả dụ vắng bóng Thị Nở, thì nhân vật Chí Phèo chả có gì đáng nói đáng bàn lắm.

Vậy thì, với tư cách là một khối tự nhiên thô mộc, khiếm khuyết về hình thể, Thị Nở đã bảo toàn trong mình những phẩm chất "nhân chi sơ, tính bản thiện" của giống người: thiên lương, thiên chức, thiên năng - lớp bản chất nằm ở bề sâu khuất chưa bị tha hóa. Cho nên Thị Nở đã thoát ra khỏi cái lốt bọc xấu xí ấy để trở thành một người đàn bà đáng trọng. Thế mới biết
Nam Cao thương nhân vật của mình biết mấy!

Thử đặt lại vấn đề: tại sao
Nam Cao cứ phải để cho Thị Nở xấu xí và ngẩn ngơ như thế? Có thể để cho thị xấu vừa thôi, hoặc không xấu tí nào cũng được chứ sao? Thậm chí thị có thể là một người hoàn toàn lành lặn cả diện mạo lẫn tâm hồn?

Thi pháp truyện truyền thống khi xây dựng nhân vật bao giờ cũng tuân theo nguyên tắc đồng nhất giữa các mặt của một tính cách: ngoại hình và phẩm hạnh, ngôn ngữ và tính nết, hành động và suy nghĩ... Cô Tấm đã đẹp là đẹp hết từ trong ra ngoài. Chị Dậu của
Ngô Tất Tố cũng vậy. Quan phụ mẫu trong Bước đường cùng (của Nguyễn Công Hoan) khi diện mạo, cử chỉ, điệu bộ, lời nói đã xấu xa thì phẩm cách cũng không ra gì... Nhưng đến Nam Cao, ông tiến hành ngược hẳn, và phong phú hơn nhiều: có thể bề ngoài xấu nhưng tâm hồn đẹp (mụ Lợi trong Lang Rận), hoặc tâm địa xấu xa nhưng lại được che đậy bởi mã ngoài khá đẹp (Kha trong Truyện tình, vợ của Phúc trong Điếu văn...), hoặc chỉ nội một phương diện tâm hồn thôi cũng vừa có đẹp, vừa có xấu (Điền, Hộ, Thứ - các nhân vật trí thức)... Ông đã nhận thức con người với tất cả tính chất phức tạp không cùng của nó, và mô tả chúng theo nguyên tắc không đồng nhất. Thị Nở thuộc loại đầu tiên - loại nhân vật là một khối không thống nhất giữa các mặt của một tính cách. Nam Cao đã triệt để đi theo nguyên tắc này.

Thêm nữa, nếu để ý ta thấy
Nam Cao đã không chỉ nhận thức thực tại qua và chỉ qua những nhân vật mang ý nghĩa điển hình xã hội với tư cách là đại diện tiêu biểu của một chủng loại người, mà còn cả ở những hiện tượng riêng lẻ, dị biệt (nhiều khi oái oăm, trái khoáy) của cuộc đời. Những thứ ấy không phải là nhiều, nhưng rõ ràng đã có, từng có. Chúng được thể hiện ở cấp độ chi tiết, hình ảnh, tình huống truyện... và cao hơn là cấp độ nhân vật. Kiểu thân phận Lão Hạc, Bá Kiến, Thứ, Điền... có nhiều trong thực tại, chứ còn Lang Rận, Mụ Lợi, Trương Rự, thì chỉ là cá biệt, không tiêu biểu. Thị Nở cũng là một mảnh vụn dị biệt và đơn nhất của dòng đời. Nam Cao là người không ngại, và nhiều khi tỏ ra đầy nhiệt hứng sục sạo vào những chỗ lồi lõm, nham nhở của cõi người.

Trong lịch sử văn học Việt Nam, nhân vật Thị Nở phải nói là hiện tượng đột xuất. Truyện cổ Việt Nam không có một hình ảnh đàn bà nào như Thị Nở. Nhìn rộng ra, trong ca dao đôi khi bằng cách ngoa ngôn, dân gian cũng đã có lần chê bai những ngừoi đàn bà thuần xấu xí: "Con gái Sơn Tây yếm thủng tày dần", hoặc vừa xấu xí vừa đoảng tính: "Lỗ mũi mười tám gánh lông...". Ta còn có thể tìm thấy thêm những câu tục ngữ ca dao khác "kể xấu" về người đàn bà nữa. Vậy thì, một người lớn lên từ mái tre xóm rạ, sành ngôn ngữ bùn đất quê kiểng như
Nam Cao không thể không biết đến những bài ca "ngoa ngoắt" kiểu ấy.

Đến đây, câu hỏi trên kia có phần sáng tỏ. Rõ ràng,
Nam Cao có chủ định, có quan niệm hẳn hoi khi xây dựng nhân vật của mình. Ông đã nhất quán từ đầu đến cuối để cho nhân vật Thị Nở của mình thậm xấu như vậy.

Hiểu được đúng và trả lại ý nghĩa cùng kích thước có tầm khái quát cho hình tượng nhân vật Thị Nở, một lần nữa tác phẩm Chí Phèo sẽ sống dậy với nhiều tầng nghĩa thú vị...
 

 

 

--> Đọc tiếp..

Past steps

free counters